Máy laser picosecond là máy công nghệ cao với nhiều công dụng tuyệt vời. Dưới đây là những công dụng nổi bật của máy:

  1. – Máy có thể xóa được tất cả hình xăm kể cả các hình xăm màu.
  2. – Xóa được tất cả các hình xăm (tùy thuộc vào hình xăm khác nhau mà có các liệu trình khác nhau.)
  3. – Máy laser picosecond xóa vết nám da, tàn nhang.
  4. – Máy giúp xóa vết chàm đỏ, chàm xanh, chàm nâu.
  5. – Điều trị các vết bớt xanh, đen, nâu.
  6. – Giúp trẻ hóa da, sáng da.
  7. – Hỗ Trợ điều trị các đốm đồi mồi trên da.
  8. – Điều trị mụn, tổn thương mạch máu, tĩnh mạch mạng nhện

Ưu Điểm Máy Laser Picosecond

  • Công nghệ an toàn không ảnh hưởng tới nang lông – không gây xâm lấn, an toàn cho da
  • Máy laser picosecond Hoạt động dễ dàng – Thời gian điều trị rút ngắn
  • Công nghệ được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn quốc tế Đạt chứng nhận an toàn.
  • Cảm giác đau không có – Chỉ cần gây tê tạm thời trong thời gian trị liệu
  • Không có tác dụng phụ cần gây tê tạm thời trong thời gian trị liệu

Hỗ trợ trực tuyến

0913 022 496

0838 040 228

TRƯỚC & SAU ĐIỀU TRỊ

Lượt truy cập:499618

Trực tuyến:1

Tin tức »

Điều trị rối loạn trương lực cơ tại Bích Hảo

  

1. Loạn trương lực cơ là gì?

 

Loạn trương lực cơ (LTLC) là một dạng bệnh lý rối loạn vận động đặc trưng bởi sự co cơ ngắt quãng gây ra các vận động hoặc tư thế bất thường. Điển hình là các vận động giống nhau và xoắn vặn, có thể có run kèm theo.

 

Tỷ lệ hiện mắc ước đoán là 16.4 /100.000 người và có thể khởi phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nguyên nhân có thể do các yếu tố về di truyền, các bệnh lý mắc phải và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân (đa số các LTLC cục bộ hoặc LTLC đoạn thuộc vào nhóm này).

 

Tùy vào các nhóm cơ bị ảnh hưởng trên cơ thể, LTLC có thể được chia thành: LTLC cục bộ (một vùng cơ thể bị ảnh hưởng), LTLC đoạn (trên hai vùng kế cận bị ảnh hưởng), LTLC toàn thể (khi thân mình và các vùng khác bị ảnh hưởng), LTLC đa ổ (khi nhiều vùng không liên tục bị ảnh hưởng). LTLC cục bộ phổ biến nhất và cao gấp 10 lần so với LTLC toàn thể.

 

2. Các biểu hiện của loạn trương lực cơ cục bộ

 

Biểu hiện rất đa dạng như: LTLC cổ (cervical dystonia), co thắt nửa mặt (hemifacial spasm), co thắt mi mắt (blepharospasm), LTLC bàn tay (focal hand dystonia), LTLC hàm miệng (oromandibular dystonia)

 

LTLC cổ: đau ở vùng cổ gáy, các tư thế bất thường như: xoay đầu, nghiêng, gấp hoặc ngửa đầu. Có thể kèm run lắc đầu.

 

Co thắt mi mắt: nháy mắt nhiều, co thắt mạnh gây nhắm mắt một cách tự ý. Triệu chứng nặng lên khi bị áp lực hoặc tiếp xúc ánh sáng mạnh…

 

Co thắt nửa mặt: một nửa mặt bị giật cơ tự ý, giật khoé môi hoặc kéo xếch môi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

LTLC bàn tay: khó khăn khi thực hiện một số động tác nhất định: viết, cạo râu, đánh răng, cầm đũa do một nhóm/một số nhóm cơ co.

 

3. Chẩn đoán loạn trương lực cơ cục bộ

 

Chẩn đoán LTLC chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh. Tuy nhiên, một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt như: MRI sọ não, MRI tủy, siêu âm tại chỗ, điện cơ đồ.

 

4. Các phương án điều trị

Tùy vào chẩn đoán và định hướng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ thảo luận phương án điều trị với bệnh nhân. Hầu hết các LTLC không thể điều trị khỏi, các phương án sau giúp điều trị cải thiện triệu chứng:

 

- Sử dụng thuốc uống: Levo-dopa, Trihexylphenidyl,… Nhìn chung, các thuốc này có vai trò hạn chế với các trường hợp LTLC cục bộ.

 

- Tiêm Botulinum Toxin A được xem là phương án chủ đạo trong điều trị LTLC cục bộ. Hiện tại điều trị này được xếp vào mức khuyến cáo cao nhất để điều trị các trường hợp LTLC cục bộ nêu trên.

 

- Kích thích điện não sâu DBS là phương pháp cấy điện cực vào trong não giúp điều hòa các xung động bất thường trong não. DBS được sử dụng chủ yếu cho LTLC toàn thể và LTLC đoạn. Trong LTLC cục bộ, DBS được sử dụng khi kháng trị với Botulinum Toxin A.

 

5. Kỹ thuật điều trị Botulinum Toxin A

 

Thuốc Botulinum Toxin A là một chất điều biến thần kinh, làm ức chế dẫn truyền thần kinh cơ vân gây giãn cơ tại chỗ. Thuốc được chích tại cơ đích với liều lượng rất nhỏ làm giảm tình trạng co cơ tự ý và cải thiện triệu chứng của bệnh nhân. Có nhiều kỹ thuật chích thuốc vào cơ loạn trương lực, gồm:

 

- Chích dựa vào các mốc giải phẫu

 

- Chích dưới hướng dẫn điện cơ đồ.

 

- Chích dưới hướng dẫn siêu âm

 

- Khám đánh giá vị trí chích dựa vào các mốc giải phẫu

 

- Phối hợp với Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để chích bệnh nhân LTLC cổ dưới hướng dẫn siêu âm

 

Lưu ý: Bác sĩ sẽ đánh giá để chọn kỹ thuật chích và liều lượng phù hợp. Trong tuần đầu sau khi chích thuốc, bệnh nhân có thể cảm nhận sự cải thiện dần về triệu chứng. Chích thuốc có thể lặp lại sau 3-6 tháng phụ thuộc vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Thuốc rất hiếm có biến chứng, có thể có một vài tác dụng phụ đi kèm nhưng tác dụng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (khoảng 2-3 tuần